Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

Sau 50 tuổi, người không có 3 “mầm bệnh” này trên da thì xin chúc mừng, sức đề kháng tốt, sống thọ hơn

Ở người cao tuổi, sức đề kháng sẽ suy giảm, da nhăn nheo và rất dễ mắc bệnh. Nếu bạn không bị 3 loại bệnh ngoài da này thì chứng tỏ hệ thống miễn dịch vẫn hoạt động tốt.

Theo các nghiên cứu, xác suất người ngoài 50 tuổi mắc các bệnh ngoài da là rất cao, đa phần nguyên nhân là do tuổi tác, hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… của cơ thể cũng kém đi, dễ mắc nhiều bệnh tật. Ngoài ra, khi các cơ quan suy yếu, da không thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch và nội tiết thần kinh, làm suy giảm sự trao đổi chất của các tế bào sắc tố trên da, điều này làm tăng khả năng mắc các bệnh về da.

Dưới dây là loại bệnh về da ở người cao tuổi thường xuất hiện khi quá trình lão hóa xảy ra. Nếu bạn da bạn vẫn khỏe đẹp, không mắc bệnh nào thì xin chúc mừng.

1. Bệnh loét da

Ở người cao tuổi, bệnh loét da ở chi dưới chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 70%) do hệ thống van một chiều của tĩnh mạch chân suy yếu làm khó khăn cho máu trở về tim, máu khó lưu thông và ứ đọng lại gây loét da ở chân. Bệnh có thể xảy ra một bên hoặc cả hai bên cẳng chân hay loét ở da mắt cá chân do ứ trệ tĩnh mạch bên dưới.

Sau 50 tuổi, người không có 3 “mầm bệnh” này trên da thì xin chúc mừng, sức đề kháng tốt, sống thọ hơn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: internet

Ngoài ra, nguyên nhân khác là do biến chứng bệnh tiểu đường, tình trạng vệ sinh kém. Người già tuổi cao, sức yếu ít chăm sóc, vệ sinh tắm rửa hằng ngày cũng rất dễ bị loét da. Vì vậy, bên cạnh bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể thì người cao tuổi cần phải luôn giữ vệ sinh cá nhân như tắm rửa và thay quần áo hằng ngày. Bên cạnh đó, nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân. Xoa bóp nhẹ nhàng và thường xuyên vùng bị tỳ đè, giúp mạch máu lưu thông tránh bị lở loét ở người già.

2. Bệnh ngứa da

Sau 50 tuổi, người không có 3 “mầm bệnh” này trên da thì xin chúc mừng, sức đề kháng tốt, sống thọ hơn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: internet

Các nghiên cứu chỉ ra rằng 80% người cao tuổi sẽ có triệu chứng ngứa da ở các mức độ khác nhau. Nguyên nhân là do sau khi chức năng bổ sung nước của cơ thể suy giảm, cơ thể không hấp thụ đủ nước, quá trình bài tiết nội tiết tố trong cơ thể cũng sẽ bị đi xuống, ảnh hưởng đến sự bài tiết của tuyến bã nhờn. Ngoài ra, tình trạng ngứa trên da cũng sẽ xảy ra khi họ bị dị ứng với một số loại thuốc, hay dị ứng với thời tiết, môi trường và các yếu tố khác.

3. Bệnh chàm da tuổi già (bệnh Eczema)

Nam giới và phụ nữ bước vào tuổi 50 dễ bị bệnh chàm già. Nguyên nhân là do sự suy giảm trong chức năng của các tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi trong cơ thể, dẫn đến sự giảm lớn trong mồ hôi và chất lượng da, khiến da không thể khóa ẩm tốt dẫn đến tình trạng khô da khi không được cung cấp đủ độ ẩm.

Sau 50 tuổi, người không có 3 “mầm bệnh” này trên da thì xin chúc mừng, sức đề kháng tốt, sống thọ hơn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: internet

Điều này rất dễ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh chàm do tuổi già, vì vậy sau khi bước vào tuổi 50, bạn cần phải luôn chú ý đến độ ẩm của da và thường xuyên dưỡng ẩm da để có thể tránh được sự xuất hiện của bệnh này. Ở mức độ lớn, bệnh chàm thường xuất hiện ở chân, tay, gáy nên bạn cần thường xuyên quan sát các bộ phận này, nếu có cần đến bệnh viện để điều trị triệt để ngay.

2 cách tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể

Sự bất thường của hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến các bệnh dị ứng, suy giảm miễn dịch và rối loạn tự miễn dịch. Do đó, sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh là chìa khóa để chống lại bệnh tật.

Để tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch một cách tự nhiên, bạn có thể tham khảo 2 thói quen sau đây:

1. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn đối với sức khoẻ tổng thể của bạn. Việc nghỉ ngơi đầy đủ có thể tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể, vì vậy mỗi người nên tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của mình. Người lớn nên ngủ 7 tiếng trở lên mỗi đêm, thanh thiếu niên cần 8 - 10 giờ và đối với trẻ nhỏ hơn, trẻ sơ sinh cần đến 14 giờ.

Sau 50 tuổi, người không có 3 “mầm bệnh” này trên da thì xin chúc mừng, sức đề kháng tốt, sống thọ hơn - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: internet

2. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của cơ thể. Chẳng hạn, nếu cơ thể thiếu vitamin C, A, D hay các khoáng chất như kẽm, sắt... sẽ làm giảm sức đề kháng và khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Do đó chúng ta nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đặc biệt, nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, rau, quả hạch, các loại hạt và cây họ đậu vì chúng rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin C giúp làm tăng cường sức đề kháng và chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể giảm viêm và chống lại các mầm bệnh có hại. Ngoài ra, ăn nhiều các thực phẩm probiotic chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột cũng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa giải phóng vitamin và khoáng chất từ các thực phẩm khác và cải thiện sự hấp thụ của chúng vào cơ thể.

(Tổng hợp)