Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

OKRs: Quản trị mục tiêu “đỉnh cao” hay “cạm bẫy”

OKRs có phải là phương pháp quản trị mục tiêu của thời đại? Hay chỉ có thể áp dụng trong một số ngành nghề đặc thù? Câu trả lời đã được các chuyên gia giải đáp tại hội thảo quốc tế "Implementing OKRs In Vietnam".

Quản trị mục tiêu và Quản trị Nhân sự - Bài toán nan giải trong thời kỳ mới

Ngày nay, những khó khăn trong tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ đến từ những biến động của thời kỳ VUCA mà còn đến từ nội bộ doanh nghiệp. Tình trạng năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên giảm sút trở nên phổ biến trong khi các chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí tiền lương ngày một tăng cao.

Việc thiết lập một hệ thống quản trị mục tiêu thích nghi với những sự thay đổi, giúp chuyển đổi nhanh cơ hội thành kết quả là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển hoạt động kinh doanh. Mặc dù các phương pháp quản trị mục tiêu không còn xa lạ với chủ doanh nghiệp, CEO, nhà quản lý,... nhưng thời gian đã chứng minh các phương pháp cũ không mang lại hiệu quả. Liệu OKRs có phải là "liều thuốc" của doanh nghiệp trong thời đại mới?

Trước những băn khoăn này, hội thảo trực tuyến "Implementing OKRs in Vietnam" được Link Power và OKR International đồng hành tổ chức đã chia sẻ những góc nhìn sâu sắc, kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia quốc tế và trong nước trong việc thiết lập và triển khai OKRs.

OKRs: Quản trị mục tiêu “đỉnh cao” hay “cạm bẫy” - Ảnh 1.

Hội thảo nhận được sự tham dự của gần 500 đại diện doanh nghiệp.

OKRs - phương pháp quản trị mục tiêu của thời đại

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đã đánh giá các phương pháp quản trị và đưa ra nhận định: OKRs là phương pháp quản trị tối ưu nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất. OKRs không chỉ là phương pháp quản trị mục tiêu đã được áp dụng thành công tại nhiều công ty, doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới như Google, Amazon, Intel, Facebook,.. mà thực tế tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã triển khai thành công phương pháp này. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp gặp thất bại trong việc áp dụng phương pháp OKRs vào tổ chức của mình.

Lý giải cho điều này, diễn giả Lê Cảnh Phúc - CEO của Link Power chia sẻ: "Khó khăn hàng đầu mà các doanh nghiệp đối mặt khi triển khai OKRs không phải về mặt công cụ, mà là về mặt niềm tin. Việc doanh nghiệp đã áp dụng các phương pháp như BSC, đo lường theo KPIs,.. nhưng không hiệu quả gây nên sự thiếu tin tưởng về một phương pháp quản trị mới."

Sự khác biệt giữa phương pháp OKRs và KPIs là câu hỏi mà nhiều người tham dự đã đặt ra cho chương trình. Trước băn khoăn này, ông Kenneth Lewis - chuyên gia đến từ OKR International đã làm rõ và giải thích: "KPIs cho ta biết hướng đi của doanh nghiệp đang đúng hay sai. Còn OKRs vẽ ra một lộ trình rõ ràng, an toàn, giúp chuyển đổi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp"

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi triển khai OKRs?

Tại hội thảo, ông Kenneth Lewis chia sẻ: "Để doanh nghiệp có thể thích nghi với thời đại, thành công trong việc triển khai OKRs, người quản lý doanh nghiệp phải sở hữu tư duy và văn hóa lãnh đạo đúng đắn."

Từ góc nhìn của chuyên gia đã triển khai OKRs thành công, diễn giả Trần Việt Hà - Giám đốc Nhân sự của Häfele Việt Nam đã nhấn mạnh: "Tính cam kết, tính tập trung, hệ thống minh bạch hóa các mục tiêu và kết quả chính là những điều mà doanh nghiệp cần chuẩn bị". Theo các chuyên gia, OKRs cần được triển khai cho các nhà quản trị cấp cao trước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai cho các nhà quản trị cấp trung và nhân viên.

Kinh nghiệm "vàng" giúp triển khai OKRs hiệu quả

Về kinh nghiệm liên kết OKRs với quản trị thành tích, ông Kenneth Lewis chia sẻ: "OKRs có thể là một tiêu chí đầu vào trong quản trị thành tích với tỷ trọng 20 - 30% và thường được đánh giá định kỳ vào cuối quý. Tuy nhiên, việc liên kết không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng các OKRs "phù phiếm" được tạo ra vì mục đích lương thưởng cá nhân". Theo ông Kenneth, người triển khai OKRs cần đưa những mục tiêu cam kết vào quản trị thành tích, còn những mục tiêu mang tính bứt phá chỉ nên được đánh giá nhằm tạo động lực cho nhân viên, khai phóng tiềm năng của tổ chức.

Các chuyên gia thống nhất rằng các nhà lãnh đạo, quản trị cấp cao cần phải hiểu rõ, hiểu sâu về OKRs thì mới có thể đưa ra những mục tiêu đúng đắn và chất lượng. Doanh nghiệp nên có vị trí OKR Master với vai trò cố vấn, huấn luyện, hỗ trợ triển khai và nhóm OKR Champion với vai trò triển khai cho các đơn vị cũng như giám sát OKRs trong doanh nghiệp.

Việc triển khai OKRs không phải là "đường một chiều", mà cần có sự tham gia, căn chỉnh, liên kết, đồng bộ giữa các cấp quản trị và nhân viên theo "cơ chế 360 độ". Tham gia khóa học OKRs uy tín là cách tốt nhất để nhà lãnh đạo, nhà quản trị nhân sự trở thành chuyên gia OKRs và triển khai phương pháp này vào doanh nghiệp một cách hiệu quả. Tìm hiểu thêm về khóa học cung cấp chứng chỉ quốc tế C-OKRP™ tại https://linkpower.vn/khoa-hoc-okrs