Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng

Nhiều lồng bè HDPE nuôi cá ở Cát Bà, Tp. Hải Phòng chưa sử dụng đã hỏng và bộc lộ nhiều bất cập.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng

Thực hiện chỉ đạo của Tp.Hải Phòng, huyện Cát Hải tiến hành di dời, giải tỏa và quy hoạch lại khu vực nuôi cho 117 hộ đủ điều kiện theo quy định trong tổng số hơn 400 hộ làm nghề nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 2).

Theo hướng dẫn của Tp.Hải Phòng, 9 trong tổng số 117 hộ được tái nuôi trồng theo quy định đã đặt đóng và được bàn giao lồng bè mới bằng nhựa HPDE toàn phần. Tuy nhiên, khi sử dụng, các lồng bè này bộc lộ nhiều bất cập không thuận lợi cho nghề nuôi cá, chưa dùng đã hỏng (trong ảnh: lồng bè của hộ bà Vũ Thị Thư, ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng và hộ lân cận chưa nuôi cá trở lại).

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 3).

Chị Trần Thị Xuyên, ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp.Hải Phòng chỉ vào phần bị xẹp của hệ thống nâng nổi bằng ống nhựa HDPE sau khi đưa lồng bè vào sử dụng hơn 1 năm.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 4).

Tỷ lệ cá giống sau khi thả ở lồng bè HDPE của gia đình chị Xuyên bị chết cao gấp 2-3 lần so với lồng bè truyền thống trước đây.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 5).

Phần nhựa làm lối đi giữa các ô lồng bè bị hỏng hóc sau khoảng 1 năm đưa vào sử dụng.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 6).

Chưa nuôi cá trở lại, các ô lồng bè trở thành nơi chứa rác.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 7).

Phần kim loại ở các lồng bè HDPE bị nước biển ăn mòn nhanh chóng.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 8).

Lồng bè của anh Đỗ Tiên Phong, ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp.Hải Phòng chưa nuôi cá trở lại.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 9).

Lồng bè HDPE của anh Cao Văn Hải, ở xã Phù Long, huyện Cát Hải, Tp.Hải Phòng "khủng" nhất trong các lồng bè ở đây với đơn giá lên tới 2,3 tỷ đồng nhưng hiện vẫn bỏ trống.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 10).

Một số hộ nuôi cá ở Cát Bà cho biết, lồng bè HDPE Tuấn Hoa bị thủng 1 lỗ dẫn tới chìm 1 bên hồi tháng 3/2023. Được biết, chủ lồng bè đặt đóng của Công ty CP nhựa super Trường Phát. Trong số 9 lồng bè HDPE được các hộ nuôi cá ở Cát Bà đặt, có tới 7 lồng bè do công ty này đóng và đã bàn giao.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 11).

Lồng bè được anh Hoàng Văn Quế, ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp.Hải Phòng cải tạo từ lồng bè cũ có khung, nhà chòi bằng bỗ, vật liệu nâng nổi bằng HDPE dù "đẹp như mơ" nhưng chưa được chấp nhận theo quy định, có nguy cơ phải tháo dỡ để thay thế bằng lồng bè HDPE.

Dân sinh - Hải Phòng: Chờ bàn giao mặt nước, lồng HDPE của hộ dân chưa dùng đã hỏng (Hình 12).

Theo thông tin từ phía chính quyền huyện Cát Hải, Tp.Hải Phòng, do những khó khăn liên quan đến thủ tục giấy tờ và quy định về xử lý chất thải, nước thải... đến ngày 24/5/2023, huyện Cát Hải mới bàn giao mặt nước cho 2/9 hộ dân đóng mới lồng bè nuôi cá bằng nhựa HDPE toàn phần. Dự kiến đến hết ngày 10/6/2023, huyện Cát Hải bàn giao mặt nước cho 7 hộ còn lại. Đối với các hộ thuộc diện tái nuôi trồng theo quy định còn lại, căn cứ vào tiến độ di dời, giải tỏa và đóng mới lồng bè theo quy đinh, huyện Cát Hải xem xét sớm bàn giao mặt nước để bà con yên tâm sản xuất.

Thái Phan