Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội

Được đầu tư từ hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, những nút giao lớn tại Thủ đô vẫn đang giảm được ách tắc trên những tuyến đường huyết mạch.

1. Nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội

Nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được thông xe ngày 9/1/2021, sau hơn một năm xây dựng. Nút giao này có mức đầu tư 402 tỷ đồng gồm đường kết nối trực tiếp cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường Cổ Linh; mở rộng đường Vành đai 3 qua khu vực và nhánh hoa thị kết nối đường Vành đai 3 với đường Cổ Linh và ngược lại.

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 2).

Đường nối Cổ Linh với cao tốc Hải Phòng và ngược lại dài 1,5 km, rộng từ 6 đến 10 làn xe. Đoạn đường này giúp các phương tiện lưu thông hướng cầu Vĩnh Tuy, đường Cổ Linh kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại, giúp rút ngắn thời gian đáng kể so với việc đi vòng vào đường nhánh.

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 3).

 

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 4).

Nút giao này có ý nghĩa quan trọng, giúp các phương tiện rút ngắn thời gian lưu thông vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, giảm ùn tắc giao thông, đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố.

2. Nút giao Mai Dịch

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 5).

Nút giao Mai Dịch - điểm kết nối của 4 tuyến đường lớn Xuân Thuỷ, Phạm Hùng, Hồ Tùng Mậu, Phạm Văn Đồng - hiện có 3 tầng.

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 6).

Tầng trên cùng dành cho tàu điện tuyến Nhổn - ga Hà Nội. Hiện nay, tàu điện đã chạy thử nhiều lần trên tuyến đường này. Tuy nhiên vì nhiều lý do, dự án vẫn chưa thể đưa vào vận hành.

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 7).

 

3. Nút giao thông trung tâm quận Long Biên

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 8).

Nút giao thông trung tâm quận Long Biên chính thức được khởi công ngày 6/5/2014, đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), có tổng mức đầu tư 2.847 tỷ đồng.

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 9).

Hạng mục chính của dự án là cầu vượt qua vòng xuyến gồm 6 làn xe theo hướng đường Nguyễn Văn Linh – đường 5 kéo dài, tổng chiều dài hơn 800 m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Đây là cầu vượt thép lớn nhất Việt Nam. Cầu vượt có 16 nhịp, bao gồm 1 cầu chính dài 310 m và hệ thống cầu dẫn dài 494,9 m.

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 10).

Sau khi được thông xe vào ngày 8/1/2016, cầu vượt dầm hộp thép lớn nhất Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào việc giải toả ách tắc giao thông tại nút giao Long Biên. Các phương tiện đi theo hướng quốc lộ 5 qua cầu Đông Trù di chuyển nhanh chóng. 

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 11).

Bên cạnh đó, nút giao Long Biên còn được tô điểm bởi những không gian xanh. Đảo vòng xuyến trung tâm rộng hàng trăm mét và các đường nhánh được trồng cọ tạo cảm giác dễ chịu cho người qua đường.

4. Nút giao ngã tư Nguyễn Trãi với đường Nguyễn Xiển

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 12).

Nút giao ngã tư Nguyễn Trãi với đường Nguyễn Xiển là giao lộ 4 tầng đầu tiên và hiện đại bậc nhất ở Thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những nút giao trọng điểm ở Thủ đô được đầu tư cùng lúc với nhiều dự án đi qua như hầm chui hướng Thanh Xuân - Hà Đông, đường vành đai 3 trên cao và đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 13).

4 tầng của nút giao thông này bao gồm tầng trên cùng là đường sắt, thứ 2 là cầu cạn, tiếp đến là đường bộ và nằm sâu khoảng 10 mét dưới lòng đất là tuyến đường hầm. Chiều dài của phần hầm kín là 109 m, với mặt cắt ngang 14 m, dành cho 4 làn xe chạy

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 14).

Việc hoàn thiện nút giao này đã giúp giảm tải đáng kể tình trạng ùn tắc kéo dài và xung đột giao thông từ các hướng Trần Phú, Hà Đông, Nguyễn Xiển và Khuất Duy Tiến. Tuy nhiên, do mật độ phương tiện lưu thông quá lớn nên đến nay, tình trạng tắc nghẽn vẫn thường xuyên xảy ra tại đây, đặc biệt khi trời mưa.

5. Nút giao Trung Hoà

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 15).

Cách nút giao Nguyễn Trãi hơn 2 km, nút giao Trung Hoà có 3 tầng xe chạy và đã đi vào hoạt động từ năm 2016. Trong tương lai cũng sẽ trở thành khu vực có 4 tầng phương tiện lưu thông (thêm tuyến đường sắt đô thị số 5 được thành phố thông qua chủ trương tháng 4/2020).

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 16).

Nút giao Trung Hòa thông xe ngày 8/1/2016, tổng mức đầu tư của dự án là 1.087 tỷ đồng. Kinh phí lấy từ nguồn vốn dư còn lại của Dự án xây dựng giai đoạn 2 – đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội đoạn Mai Dịch - Bắc Hồ Linh Đàm với khoản vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Dân sinh - Toàn cảnh những nút giao “hạ nhiệt” giao thông Hà Nội (Hình 17).

Sau khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, nút giao Trung Hoà giúp kết nối trung tâm Hà Nội với khu vực phía Tây như Hoà Lạc, Hoà Bình. Hiện các lối vào hầm chui tại đây được bao phủ bởi rất nhiều cây xanh.