2 loại rau trường thọ mọc hoang đầy ở Việt Nam tốt hơn thuốc bổ

2 loại rau mọc hoang dại đầy ở Việt Nam được người Nhật gọi là rau trường thọ

Một trong những bí quyết sống thọ của người Nhật đến từ chế độ ăn uống cân bằng, giúp họ phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm và sống khỏe mạnh hơn. Người Nhật ngoài thích ăn cá tươi thì còn đặc biệt thích ăn các loại rau xanh. Đây là nguồn chất xơ tốt thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời giúp ngăn ngừa béo phì, giảm nguy cơ hình thành các bệnh chuyển hóa như tiểu đường.

Rau khoai lang

Rau khoai lang (rau lang) là loại rau dân dã, quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Không chỉ là một loại thực phẩm, rau khoai lang còn chứa nhiều dưỡng chất và nguồn vitamin dồi dào.

Theo nghiên cứu, trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như năng lượng: 22kcal; nước: 91,8g; protein: 2,6g; tinh bột: 2,8g. Ngoài ra, rau khoai lang còn chứa các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…

2 loại rau trường thọ mọc hoang đầy ở Việt Nam tốt hơn thuốc bổ - Ảnh 1.

Rau khoai lang (rau lang) là một loại rau dân dã, quen thuộc.

Với thành phần dinh dưỡng phong phú, rau khoai lang mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

Chống ung thư

Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K), các chất đặc tính chống ôxy hóa trong rau khoai lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… Nghiên cứu trên sử dụng 200g rau khoai lang tím cho vận động viên trong 1-2 tuần giúp giảm quá trình oxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương.

Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, chiết xuất từ lá khoai lang tác dụng hỗ trợ phòng các loại tế bào ung thư ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và ung thư phổi. Cơ chế là nhờ các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kỳ tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP là peptit 16 acid amin được tách chiết từ rau khoai lang cũng cho thấy có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy.

Tốt cho tim mạch

Tại châu Phi và Indonesia, rau khoai lang được sử dụng làm bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các hợp chất flavonoid và quercetin trong lá khoai lang làm giảm sự hấp thu acid béo trong ruột thông qua điều chỉnh các enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid và sự biểu hiện của các yếu tố phiên mã liên quan đến tổng hợp chất béo trung tính và cholesterol. Quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và acid béo ở biểu mô.

Giải độc và thanh nhiệt

Rau lang có tác dụng tích cực trong việc làm mát và thanh nhiệt cho cơ thể. Không những thế đây còn là thực phẩm giàu chất diệp lục có khả năng làm sạch máu và loại bỏ bớt độc tố ở trong cơ thể.

Phòng ngừa táo bón

Không chỉ củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau khoai lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau khoai lang chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được coi là căn bệnh nguy hiểm vì hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm mà chỉ ngăn ngừa không cho lây lan rộng phạm vi. Vì vậy, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh từ sớm là điều rất quan trọng.

Khi ăn rau lang, đường huyết sẽ hạ đến mức nhất định nhưng với củ khoai lang lại không thế. Những cây rau lang non màu đỏ lại càng tốt vì chúng chứa dưỡng chất có dược lý tương tự insulin. Do đó người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng lá rau non để giảm thấp lượng đường huyết.

Giúp xương khỏe mạnh

Vitamin K nhiều trong rau khoai lang, giúp giữ canxi trong xương, làm giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương hông, nhất là với phụ nữ mãn kinh.

Giảm cân hiệu quả

Ngày nay, béo phì xuất hiện ở mọi đối tượng không phân biệt già trẻ nam nữ, cùng với đó là nguy cơ mắc các bệnh đường huyết tim mạch tăng cao.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về cân nặng hãy thử ăn rau lang trước bữa ăn để giúp dạ dày được làm đầy tạo cảm giác no lâu và ít thèm tinh bột. Dần dần cơ thể sẽ được cân bằng lại và cân nặng cũng được cải thiện tích cực hơn.

Cải thiện thị lực

Vitamin A trong lá khoai lang có nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm tăng cường thị lực, đặc tính kháng viêm, tái tạo làn da nhờ khả năng kích thích sản xuất colagen.

Rau hẹ

Người Nhật rất thích rau hẹ, thường xuyên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày trong món trứng, món canh đậu phụ hay là salad... Họ coi đó là một loại rau lành mạnh, giúp tăng cường sức khỏe rất tốt.

2 loại rau trường thọ mọc hoang đầy ở Việt Nam tốt hơn thuốc bổ - Ảnh 2.

Người Nhật coi rau hẹ là loại rau lành mạnh, giúp tăng cường sức khỏe rất tốt.

Ở Việt Nam, rau hẹ vô cùng phổ biến nhưng chưa phải ai cũng biết hết được công dụng của chúng.

Công dụng làm đẹp

Rau hẹ rất giàu vitamin A. Ăn nhiều không chỉ có tác dụng dưỡng da, cải thiện thị lực, bổ phổi mà còn giảm khả năng bị cảm lạnh.

Bảo vệ gan

Lá hẹ chứa chất sulfide và mùi hương đặc trưng, tác dụng trong việc khai thông khí gan, gia tăng cảm giác thèm ăn, tăng cường chức năng tiêu hóa.

Khử trùng và chống viêm

Các hợp chất lưu huỳnh trong hẹ có tác dụng chống vi khuẩn và chống viêm nhất định, có thể ức chế Pseudomonas aeruginosa, kiết lỵ, sốt thương hàn, Escherichia coli và Staphylococcus aureus.

Tán huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu

Lá hẹ có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Đặc biệt lá hẹ tác dụng trong việc hạ lipid máu, ngăn ngừa và điều trị bệnh tim mạch vành, thiếu máu và xơ cứng động mạch.

Nhuận tràng

Lá hẹ chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, tác dụng trong việc cải thiện nhu động đường tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết.

Hạ mỡ máu

Hẹ có tác dụng trừ huyết ứ, giải độc, không những tác dụng hạ mỡ máu hiệu quả mà còn phòng ngừa bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch...

Hẹ tuy tốt nhưng khi ăn cần lưu ý:

Mặc dù hẹ có nhiều lợi ích cho cơ thể con người nhưng không phải càng ăn nhiều càng tốt. Hẹ nhiều chất xơ thô, không dễ tiêu hóa và hấp thu, ăn quá nhiều một lúc sẽ gây ra tình trạng bị tiêu chảy, tốt nhất nên ăn ở mức 100-200 gam mỗi bữa.

Ngoài ra, người âm hư, hỏa vượng (triệu chứng: buồn bực, gò má đỏ bừng, miệng khô không muốn uống nước, đổ mồ hôi đêm…), người bị lở loét, bệnh về mắt cũng không nên.

Khi chế biến lá hẹ cần lưu ý cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến chất sulfide trong hẹ bị biến chất.

Link nội dung: https://tapchidautuvietnam.com/2-loai-rau-truong-tho-moc-hoang-day-o-viet-nam-tot-hon-thuoc-bo-a42851.html