Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

Đề nghị đưa vào chương trình 18 dự án Luật trong năm 2024

Chính phủ, TANDTC, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại biểu Quốc hội đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 18 dự án luật trong năm 2024.

Ngày 30/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 13 để thẩm tra đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023.

Theo Tờ trình của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, đối với Chương trình năm 2023, Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung 13 dự án, gồm 11 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh, 1 dự thảo Nghị quyết. 

Cụ thể: tại Kỳ họp thứ 5, Chính phủ đề nghị bổ sung 7 dự án, gồm 6 dự án luật, 1 dự thảo Nghị quyết; trong đó: dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp.Hồ Chí Minh trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 5 theo quy trình tại một kỳ họp;

Tiêu điểm - Đề nghị đưa vào chương trình 18 dự án Luật trong năm 2024

Quang cảnh phiên họp (Ảnh: Quochoi.vn).

Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 đối với 5 dự án luật là Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ đề nghị bổ sung 4 dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp.

Trình Quốc hội cho ý kiến đối với các dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Thủ đô (sửa đổi). Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung 1 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

TAND Tối cao cũng đề nghị bổ sung dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng trình UBTVQHcho ý kiến tại phiên họp tháng 10/2023, thông qua tại phiên họp tháng 12/2023.

Đối với Chương trình năm 2024, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại biểu Quốc hội đề nghị đưa vào Chương trình 18 dự án luật.

Trong đó, Chính phủ đề nghị 14 dự án. Tại Kỳ họp thứ 7, trình Quốc hội thông qua 5 dự án, là các dự án Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, trình Quốc hội cho ý kiến 7 dự án là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân.

Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ trình Quốc hội thông qua 07 dự án, là các dự án được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7; trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án  là Luật Dân số (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi).

Tòa án nhân dân tối cao đề nghị đưa vào Chương trình năm 2024 dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề nghị xây dựng Luật Bản dạng giới.

Tiêu điểm - Đề nghị đưa vào chương trình 18 dự án Luật trong năm 2024 (Hình 2).

Đề nghị đưa vào Chương trình 18 dự án luật (Ảnh: Quochoi.vn).

Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến cụ thể về các nội dung Tờ trình của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và của đại biểu Quốc hội.

Qua đó, đánh giá cụ thể về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và những tháng đầu năm 2023;

Cho ý kiến về các đề nghị xây dựng luật, hồ sơ đề nghị, thủ tục, nội dung các chính sách trong các dự án bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính khả thi; cân nhắc thời điểm trình các dự án và đưa ra các kiến nghị đề xuất, giải pháp.

Theo chương trình, Ủy ban Pháp luật thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về việc cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xem xét thông qua Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban pháp luật năm 2022.